Các lưu phái Bạch Hạc của Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến Bạch_Hạc_quyền

Theo tác phẩm Nam Quyền Toàn Thư của quyền sư Trương Tuấn Mẫn, dịch giả Thiên Tường, Nhà Xuất Bản Mũi Cà Mau, năm 2001 thì Bạch Hạc phái Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến có 5 lưu phái:

Tung Hạc quyền

Tung Hạc quyền (Zong Hequan 縱鶴拳 hay 宗鶴拳, the Jumping Crane Boxing) mô phỏng động tác con Hạc đang chuyển mình sắp sửa cất cánh bay lên (Hạc đang nhảy nhót), môn quyền này do Phương Thế Bồi (Fang Shi Pei 方世培) người Phúc Thanh (Fuqing 福清) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建), khổ luyện võ công tại Thiên Trúc tự (Tianzhu Temple 天竺寺) ở Trà Sơn (Cha-shan 茶山). Một lần thấy con Hạc đậu trên ngọn cây cổ thụ cất tiếng hót mà cây rung, nhân đó giác ngộ ra cái khí của chim Hạc là "ha khí" (articulation energy) lại thấy con tôm búng dưới nước, ngộ ra lực đàn hồi trong thân pháp. Lại lấy hình trạng con chó bị rơi xuống nước, ngộ ra kình trong sự rung lắc. Về sau Phương Thế Bồi đem những điều ngộ được, sở đắc về khí – kình - lực dung hợp vào quyền lý, quyền pháp, gọi môn quyền này là Thiếu Lâm Tùng Hạc quyền. Loại quyền này yêu cầu vận động theo hình tròn, lỏng thân, mềm tay, đòn ra duỗi thẳng, dùng lực toàn thân, kình phát rung bật, đàn hồi. Bài quyền tiêu biểu có: Triều Thân Tam Giác Quyền, Nhị Thập Tứ Chiêu Pháp, …

  • Có 5 truyền nhân nổi tiếng của Tung Hạc quyền được gọi là Ngũ Hổ Tung Hạc quyền Phúc Kiến, 5 người đó là:

1.Phương Vĩnh Hoa (Fang Yonghua 方永華)

2.Đường Y Hạc (Tang Yihe 唐依鶴)

3.Lâm Khổng Bồi (Lin Kongpei 林孔培)

4.Sái Đạo Điềm (Cai Daotian 蔡道恬)

5.Vương Lăng (Wang Ling 王陵)

  • Các bộ quyền của Tung Hạc quyền bao gồm:

1.Phân Tam Chiến (Fensanzhan 分三战)

2.Tứ Môn (Simen 四门)

3.Tam Điểm (Sandian 三点)

4.Ngũ Mai Hoa (Wu meihua 五梅花)

5.Hạc Sí (Hechi 鹤翅)

6.Ngũ Bộ (Wubu 五步)

7.Hồ Điệp Xuyên Hoa (Hudie Chuanhua 蝴蝶穿花)

8.Tẩu Mã Tam Giác (Zouma sanjiao 走馬三角)

Phi Hạc quyền

Phi Hạc quyền (Fei Hequan 飞鶴拳, the Flying Crane Boxing) mô phỏng động tác con Hạc đang nghiêng mình bay lượn. Tương truyền Phi Hạc quyền khởi nguyên từ Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền (Yong Chun Bai Hequan) do Trịnh Tập (Zheng Ji 郑集) là học trò của Trịnh Lễ (Zheng Lǐ 鄭禮 hay 郑礼) môn đồ sáng giá nhất của Phương Thất Nương. Phi Hạc quyền cũng vận động theo hình tròn, lỏng thân, mềm tay, nhưng nhấn mạnh các động tác thủ chưởng (lòng bàn tay) khi phát kình. Trước khi phát kình thường hay buông lỏng và rung lắc thân hình phối hợp với eo lưng và mã bộ để xuất kình. Trịnh Lễ là quyền sư rất nổi tiếng ở Thanh Châu (Qingzhou 青州) về phía tây thành phố Duy Phường (Weifang 潍坊) thuộc tỉnh Sơn Đông (Shandong 山东 hay 山東), và Phúc Thanh (Fuqing 福清) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建).

  • Các bộ quyền của Phi Hạc quyền bao gồm:

1.Tam Chiến (San Zhan 三战)

2.Tứ Môn (Si Men 四门)

3.Bát Bộ (Ba Bu 八步)

4.Nhị Thập Bát Tú (Er Shi Ba Xiu 二十八宿)

5.Mai Hoa Trang (Mei Hua Zhuang 梅花桩)

Minh Hạc quyền

Minh Hạc quyền (Ming Hequan 鳴鶴拳 hay 鸣鶴拳, the Crying Crane Boxing) mô phỏng động tác con Hạc đang gáy (đang hót), môn quyền này bắt nguồn từ Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền (Yong Chun Bai Hequan 永春白鹤拳) do Lâm Thế Hàm (Lin Shixian 林世咸) và đệ tử là Tạ Sùng Tường (Xie Chong-Xiang 谢崇祥 1852 - 1930) ở Trường Lạc (Changle 长乐) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建) sáng chế trên cơ sở Bạch Hạc phái vào cuối đời nhà Thanh. Về sau Tạ Sùng Tường trở thành nhất đại tông sư của Phúc Kiến Minh Hạc quyền. Môn quyền này yêu cầu xuất tiễn có lực, chụp bắt mau lẹ. Bài quyền tiêu biểu có: Trung Khuôn quyền, Nhị Thập Bát Tú quyền. Lâm cũng đã truyền thụ Bạch Hạc quyền cho Phan Tự Bát (Pan Yuba 潘屿八) ở thành phố Phúc Châu (Fuzhou 福州) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建). Tương truyền rằng Lâm Thế Hàm dạy Bạch Hạc quyền cho Phan Tự Bát, Phan Tự Bát truyền lại cho Tạ Sùng Tường.

Túc Hạc quyền

Túc Hạc quyền (Su Hequan 宿鶴拳, the Sleeping Crane Boxing) mô phỏng động tác con Hạc đang đứng nghỉ (ngủ). Truyền từ cuối đời Thanh, do hòa thượng Giác Thanh (Jue Qing 角青) ở chùa Thạch Môn (Shimen Temple 石門寺) – Liên Giang (Liánjiāng 連江; 连江) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建) sáng lập. Sau đồ đệ là Lâm Truyền Võ (Lin Chuan-Wu 林传武) ở Thành Môn (Chengmen 城門) truyền thụ ra ngoài. Lâm Truyền Võ học 5 năm, khi luỵện thành về mở trường dạy ở Phúc Châu, Tam Bảo, Du Hãng. Môn quyền này khi luyện giống con Hạc đang đứng ngủ, nhưng không phải ngủ, ý để dụ địch, thoát ẩn mau lẹ, thủ pháp nhanh như chớp; Bộ pháp vững vàng. Bài quyền tiêu biểu có: Thất Bộ Liên Hoa quyền, Hạc Trảo Triển Uy quyền, đối luyện 34 chiêu, …

Thực Hạc quyền

Thực Hạc quyền (Shi Hequan 食鶴拳, the Eating Crane Boxing) mô phỏng động tác con Hạc đang ăn. Ra đời vào cuối đời Thanh, do Gia Bồ Sư (Yé Bó Shī 爺蒲師 hay 爺蒲师) ở Mân Thanh truyền cho Phương Thủy Quan (Fang Shuiguan 方水官) ở Bắc Lĩnh Hạ, thành phố Phúc Châu (Fuzhou 福州) – tỉnh Phúc Kiến (Fujian 福建). Phương Thủy Quan lại truyền cho Diệp Thiệu Đào (Ye Shao-Tao 叶少桃) ở huyện Thương Sơn (Changshan xian 常山县), Phúc Châu; Diệp Thiệu Đào khổ luyện trong nhiều năm, thực chiến nhiều nơi và truyền dạy cho nhiều đệ tử, và trở thành Thực Hạc quyền Nhất đại tông sư. Môn quyền này chú trọng thủ hình, lấy trảo, chưởng, chỉ, câu và đơn châu quyền làm chủ; bộ pháp thường dùng là: "Tam Điểm Ngũ Mai Hoa". Mã bộ vững chắc, eo hông xoay như bánh xe.

  • Các bộ quyền của Thực Hạc quyền bao gồm:

1.Tự Môn Liên Hoa quyền (Si Men Lianhua quan寺門蓮花拳)

2.Bạch Hạc Tứ Môn Liên Hoa quyền (Bai He Si Men Lianhua quan 白鶴四門蓮花拳)

3.Liên Hoa (Lianhua 蓮花), Giác Chiến quyền (Jiao Zhan quan角戰拳)

4.Tam Chiến quyền (San Zhan quan 三戰拳)

5.Đối Chùy Hóa Đại Giác quyền (Dui Chui Hua Da Jiao quan 對槌化大角拳)

6.Kim Hình Lục Đẩu Thủ quyền (Jin Xing Liu Dou Shou quan 金形六斗手拳)

7.Thất Hạc Triều Tùng quyền (Qi He Chao Song quan 七鶴朝松拳)

8.Bạch Hạc Song Long Thảng Châu quyền (Bai He Shuang Long Qiang Zhu quan 白鶴雙龍搶珠拳)

9.Bạch Hạc Hỏa Luân Thủ Hóa Thân quyền (Bai He Huo Lun Shou Hua Shen quan 白鶴火輪手化身拳)

10.Bạch Hạc Dực Hạ Xuyên Châm Hóa Thượng Giác quyền (Bai He Yi Xia Chuan Zhen Hua Shang Jiao quan 白鶴翼下穿針化上角拳)

11.Bạch Hạc Tẩy Thân Hí Thủy quyền (Bai He Xi Shen Xi Shui quan 白鶴洗身戲水拳)

12.Bạch Hạc Song Phượng Triều Mẫu Đan quyền (Bai He Shuang Feng Chao Mu Dan quan 白鶴雙鳳朝牡丹拳)

13.Bạch Hạc Xung Thiên quyền (Bai He Chong Tian quan 白鶴沖天拳)

14.Bạch Hạc Bá Vương Đỉnh quyền (Bai He Ba Wang Ding quan 白鶴霸王鼎拳)

15.Bạch Hạc Kích Đầu Song Chủy Thủ quyền (Bai He Ji Tou Shuang Chui Shou quan 白鶴擊頭雙捶手拳)

16.Bạch Hạc Hồ Điệp Song Phi quyền (Bai He Hu Die Shuang Fei quan 白鶴蝴蝶雙飛拳)

17.Bạch Hạc Cổn Địa Long Thủ quyền (Bai He Gun Di Long Shou quan 白鶴滾地龍手拳)

18.Bạch Hạc Nhất Điều Long quyền (Bai He Yi Tiao Long quan 白鶴一條龍拳)

19.Bạch Hạc Bát Thuỷ Cầu Ngư (Bai He Po Shui Qiu yu 白鶴潑水求魚)

20.Bạch Hạc Hóa La Hán Phản Giác quyền (Bai He Hua Luohan Fan Jiao quan 白鶴化羅漢反角拳)

21.Thất Nương Toái Bộ quyền (Qi Niang Sui Bu quan 七娘碎步拳)

22.Thất Nương Chấn Thân Hạc quyền (Qi Niang Zhen Shen He quan 七娘震身鶴拳)

Bạch Hạc quyền có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của một số môn võ khác như Karate (Go-ju Ryu), Ý quyền (Trung Quốc), Không Thủ Đạo Bạch Hạc phái (Hakutsuru Karate) thuộc hệ Thủ Lý Thủ (Shuri-Te) trên đảo Okinawa của Đại sư Hohan Soken (cháu nội của Đại sư Matsumura) người nổi tiếng với kỷ lục thả miếng ván trên mặt nước và thi triển Katas, v.v...